News Ticker

Menu

Ưu nhược điểm của các vật liệu lát sàn phòng bếp

(Thiết kế nội thất chung cư) Để tạo được một phòng bếp hoàn hảo thì sàn bếp đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, nên lựa chọn vật liệu để lát sàn một cách cẩn thận. Hãy cùng New Home tìm hiểu các ưu nhược điểm của các vật liệu lát sàn để có thể lựa chọn ra được loại phù hợp cho phòng bếp nhà bạn nhé.

1. Sàn gỗ

Hiện nay, trong thiết kế nội thất phòng bếp, sàn gỗ là vật liệu được yêu thích hơn cả vì những ưu điểm nổi bật của nó. 

Ưu điểm: Sàn gỗ có độ bền cao. Hơn nữa, sàn gỗ mang lại sự sang trọng và tinh tế nhờ có sự đa dạng, phong phú của các loại vân. Hơn nữa, bề mặt gỗ không bị đọng nước khi trời nồm, chống trầy xước và chống thấm nước tốt... Mang lại cảm giác ấm cúng cho phòng bếp.

Nhược điểm: Sàn gỗ không bền và chắc chắn như sàn gạch. Bạn cần thường xuyên bảo dưỡng và lau chùi sàn gỗ để giữ được vẻ đẹp như ban đầu.
Ưu nhược điểm của các vật liệu lát sàn phòng bếp
Sàn gỗ mang lại vẻ sang trọng cho phòng bếp

2. Sàn tre

Tương tự sàn gỗ cứng, sàn tre mang đến cho phòng bếp vẻ sang trọng và hiện đại khó cưỡng.

Ưu điểm: Sàn tre tự nhiên thường có độ bền cao vì thế có thể sử dụng trong một thời gian dài.

Nhược điểm: Sàn tre rất dễ bị xước và lõm khi bị tác dụng một lực mạnh. Chính vì thế, ngày nay, sàn tre thường không thông dụng trong thiết kế nội thất phòng bếp.
Sàn phòng bếp bằng tre
Sàn phòng bếp bằng tre trông rất bắt mắt

3. Sàn cao su

Sàn cao su lại có tính thẩm mỹ cao và có đầy đủ chức năng như các vật liệu lát sàn khác. Nhưng trong thực tế, sàn cao su thường ít được sử dụng trong thiết kế nội thất phòng bếp.

Ưu điểm: sàn cao su rất đa dạng về mặt phong cách cũng như màu sắc. Sàn khá bền, dễ dàng làm sạch bằng nước và chống cháy tốt.

Nhược điểm: Giá thành cao. Sàn dễ dàng bị đổi màu khi sử dụng các chất tẩy rửa và hóa chất.
Ưu nhược điểm của các vật liệu lát sàn phòng bếp
Sàn cao su trong thiết kế nội thất phòng bếp

4. Sàn gạch

Gạch được sử dụng trong thiết kế nội thất phòng bếp có rất nhiều loại như gạch men gạch ceramic, gạch granite...

Ưu điểm: Sàn gạch bền và không cần thường xuyên bảo dưỡng. Ngoài ra, sàn gạch rất đa dạng về màu sắc và hoa văn mẫu mã. Giá thành sàn gạch tương đối rẻ.

Nhược điểm: Sàn gạch khá trơn và mang lại cảm giác lạnh lẽo.
Ưu nhược điểm của các vật liệu lát sàn phòng bếp
Sàn gạch 

5. Sàn bê tông

Sàn bê tông sẽ mang lại sự thô mộc và độc đáo cho phòng bếp của bạn

Ưu điểm: Khả năng chống ẩm tốt. Về mặt thẩm mỹ, sàn bê tông còn mang lại sự mộc mạc, phong cách cho phòng bếp.

Nhược điểm: Không bền vững theo thời gian và cần phải lát lại sàn.
Ưu nhược điểm của các vật liệu lát sàn phòng bếp
Sàn bê tông

6. Sàn đá

Sàn đá cũng là một trong những loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong việc thiết kế nội thất phòng bếp.

Ưu điểm: Trong tất cả các loại vật liệu lát sàn, sàn đá có độ bền cao nhất. Bề mặt sàn có nhiều màu sắc đa dạng, sống động. Mang lại sự sang trọng và trang nhã cho phòng bếp nhà bạn.

Nhược điểm: Sàn đá có giá thành khá cao và đòi hỏi phải bảo dưỡng thường xuyên. Ngoài ra, sàn đá mang lại cảm giác lạnh lẽo vì thế ít được sử dụng trong thiết kế nội thất phòng bếp như sàn gỗ.
sàn phòng bếp bằng đá
Sàn đá có độ bền cao

 New Home | Chuyên biệt về thiết kế nội thất chung cư



Share This:

Post Tags:

NewHome - Nội thất gia đình Việt

Chúng tôi là công ty chuyên thiết kế nội thất chung cư theo phong cách cổ điển, hiện đại.... Chỉ cần bạn có ý tưởng cho căn hộ chung cư của mình, chúng tôi sẽ biến ý tưởng của bạn trở thành sự thật. Địa chỉ: Số 10 - Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội. Email: newhome.noithatgiadinhviet@gmail.com.

1 nhận xét to ''Ưu nhược điểm của các vật liệu lát sàn phòng bếp"

ADD COMMENT
  1. Những loại đá lát sanf này có thể được dùng kết hợp lát luôn mặt hoặc cánh cho tu bep inox

    Trả lờiXóa